Mẹo giúp học sinh phát triển từ vựng, ngữ âm của cô giáo tiếng Anh

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Trước mỗi giờ học, cô luôn trăn trở, tìm hiểu đối tượng học sinh của mình để có phương pháp dạy học thích hợp. Khi soạn bài, cô nghiên cứu thật kỹ mục tiêu của bài họ; từ đó tìm tòi, nghiên cứu và đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả.

Cùng một vấn đề, nhưng làm thế nào cho đơn giản nhất, dễ hiểu nhất khi truyền đạt cho học sinh, giúp các em hiểu và khắc sâu nội dung bài học. Đặc biệt, thu hút học sinh vào hoạt động học tập, để các em đến với bộ môn một cách hứng thú, tự nguyện không ép buộc.

Khi giảng dạy cô chú trọng ba vấn đề: Từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp. Cô quan niệm, khi học Ngoại ngữ, việc học từ vựng là vô cùng quan trọng bởi các em phải có vốn từ thật tốt mới có thể thực hành tốt kỹ năng đọc – viết và giao tiếp.

Theo đó, để tạo hứng thú cho các em trong việc học từ vựng và tự tin trong giao tiếp. Mỗi tháng cô tổ chức cho học sinh đi dã ngoại một lần, để các em được tiếp xúc và giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh.

Cô Điệp tổ chức thành các nhóm thi đua. Mỗi nhóm từ 8-10 em. Sau đó, cô dẫn nhóm học sinh đến làng cổ Đường Lâm - nơi có rất nhiều du khách nước ngoài tới thăm. Cô cho các em giao tiếp với du khách nước ngoài. Sau những lần như vậy, các em rất hào hứng và học được nhiều từ vựng.


Cô Phùng Hồng Điệp tại Lễ tuyên dương khen thưởng điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành GD-ĐT Thủ đô. Ảnh: NVCC

Phần tiếp theo cũng quan trọng không kém đó là phần ngữ âm, trong phần dạy ngữ âm ngoài cách sử dụng khẩu hình miệng của giáo viên, cô Điệp còn tìm các video clip của người bản ngữ đưa vào bài giảng của mình, tạo cho các em cảm giác như đang được học với người bản ngữ. Nhờ đó mà cách phát âm của các em cũng tốt hơn rất nhiều.

Để luyện phần ngữ pháp, cô Điệp sử dụng triệt để bộ SÁCH MỀM của Bộ GD&ĐT đã phát hành. Cô lập các nhóm cho học sinh học online, học qua Zalo.

Các em được tương tác với các bạn khác lớp, rồi tương tác với tất cả các thầy cô trong nhà trường. Bằng hình thức này, các em có thể tự chủ về thời gian và có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top