Làm bài GD Công dân thi THPT QG 2018: Bí quyết bỏ các “nhân vật gây nhiễu”

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Các câu hỏi lý thuyết của đề thi tương đối vừa sức, nội dung dễ hiểu, ít gây nhầm lẫn giữa các đáp án, chủ yếu là nhận biết các khái niệm.

Câu hỏi bám sát sách giáo khoa lớp 12 và đúng chuẩn kiến thức - kĩ năng các bài học. Một số câu nằm trong chương trình lớp 11 và thuộc câu hỏi nhận biết.

Bài tập vận dụng tăng nhiều về số lượng câu hỏi, nội dung có tính thực tiễn, phản ánh sống động đời sống xã hội. Tuy nhiên vẫn chung ở một vài dạng câu hỏi. Học sinh chỉ cần đọc kĩ câu hỏi là gạt ra những dữ liệu thừa để tập trung trả lời vào câu hỏi một cách chính xác.

Tính phân hóa của đề thi sẽ rõ rệt giữa học sinh trung bình và khá. Khi gặp những câu hỏi vận dụng có nhiều dữ liệu, các em sẽ bị rối và dễ nhầm. Với học sinh khá có kĩ năng làm bài tốt sẽ vượt qua được những câu hỏi này.

Mức độ dễ thể hiện ở các câu nhận biết nhiều hơn năm trước, câu thông hiểu hay bị nhầm lẫn nên tỷ lệ ít đi, các em trung bình có lợi thế hơn. Tuy nhiên các câu vận dụng cao cũng nhiều hơn nên độ khó cũng tăng lên, chính vì vậy có thể số lượng các bài có điểm tuyệt đối sẽ giảm.

Cần ôn kĩ phần pháp luật 12 và kinh tế lớp 11, biết cách gạch bỏ các “nhân vật gây nhiễu" trong các tình huống để tránh nhầm lẫn. Ngoài ra, cần bám sát các vấn đề thời sự và pháp luật trong đời sống chính trị của đất nước để tham khảo các ý kiến đánh giá, phân tích của các chuyên gia sẽ hỗ trợ các em làm tốt phần vận dụng.


Các thầy cô Trường THCS và THPT M.V Lômônôxốp khuyên các em học sinh khi làm bài thi Giáo dục công dân kỳ thi THPT quốc gia 2018 không được bỏ qua câu hỏi nào trong số 20 câu đầu, đặc biệt cần làm nhanh để dành thời gian phân tích kĩ các câu tình huống vận dụng. Phần này tối đa phải hoàn thành trong 15 phút để thời gian tập trung làm các câu còn lại.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top