Kinh nghiệm dạy tốt, học tốt hoạt động tạo hình

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển về thẩm mỹ - nghệ thuật

GD&TĐ - Hoạt động tạo hình có vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non, nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống.


Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành khả năng tư duy phát triển cảm xúc, tình cảm, nhân cách, tính kiên trì, nhất là phát triển về thẩm mỹ - Nghệ thuật.

Là một giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và vinh dự được tham dự Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non toàn quốc năm 2014, cô Tạ Ngọc Phương Châu – giáo viên Trường mầm non Quới Thiện (Tp Vĩnh Long) - chia sẻ một vài kinh nghiệm gúp trẻ học tốt môn tạo hình hình.

Rèn kỹ năng cho trẻ


Từ những kỹ năng cắt, xé, dán đã tạo ra những sản phẩm sinh động, phong phú, đa dạng phát huy tính sáng tạo cho trẻ. Trẻ cảm nhận được về nghệ thuật cao hơn rất nhiều so với trước đây.


Đối với môn tạo hình ở lứa tuổi mầm non, không chỉ cung cấp kiến thức về hình ảnh, màu sắc mà còn rèn luyện các kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi, cách vẽ, nặn, cắt xé, dán v.v…

VD: Khi cho trẻ trang trí chiếc áo, cô giáo chỉ dần cần dạy trẻ cách cầm kéo, cách thoa hồ vào mặt trái, bố cục, màu sắc, hình ảnh phù hợp. Nhắc nhở trẻ lau tay sạch, nhặt giấy vụn sau khi làm xong.

Vật liệu, đồ dùng, dụng cụ là thứ không thể thiếu được. Vì vậy khi có ý tưởng xây dựng tiết học hoạt động cho trẻ, cô giáo cần phải linh hoạt lựa chọn đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung, lứa tuổi, tính năng sử dụng cao và đảm bảo tính thẩm mỹ, hấp dẫn trẻ, an toàn tuyệt đối. Tăng cường sử dụng những vật liệu từ thiên nhiên. VD: Cỏ khô, hoa lá khô, họa báo cũ, lon, hộp nhựa, hộp giấy, vỏ sò, vỏ ốc v.v….

Cho trẻ tìm, chọn, tập dùng kéo cắt hình từ họa báo, lịch cũ, có hình ảnh dùng để dán phục vụ nội dung hoạt động. Các em tự lắp ghép những hình hộp khối thành những hình ảnh mà mình thức.

Ngoài ra để thực hiện tốt môn tạo hình, giáo viên có thể đưa vào hoạt động mọi lúc, mọi nơi, hoạt động góc, ngoài trời, dạo sân trường.

Động viên các bé tham gia

Khả năng tập trung chú ý của trẻ có hạn, do đó giáo viên cần lưu ý về thời gian của từng hoạt động trong tiết học để trẻ cảm thấy thích thú học và không bị nhàm chán.

Để tất cả các trẻ cùng tham gia học, cô giáo đưa ra nhiều hình thức thi đua, đóng kịch, diễn thời trang, hát múa. Sau đó động viên tất cả các trẻ đều tham gia càng đông, càng vui.

Trong khi học, cần tạo môi trường để mọi trẻ đều bình đẳng như nhau, nếu em nào không chú ý thực hiện theo hướng dẫn làm ảnh hưởng đến các bạn khác, bị tập thể phê phán, cô cần khuyến khích hướng em đó tham gia tích cực vào hoạt động cùng bạn, hoặc cùng cô làm ban giám khảo để quan sát các bạn thực hiện.

Qua đó tinh thần tập thể được nâng lên rất nhiều, giáo viên có thể cho trẻ thực hiện theo nhóm.

Sau khi trẻ được biểu diễn những sản phẩm và nhận xét về nội dung, bố cục của từng loại. Cô và trẻ cùng trưng bày sản phẩm ở nơi phụ huynh dễ quan sát.

“Tôi nhận thấy một điều: Tất cả học sinh và phụ huynh đều rất tâm đắc phấn khởi về những kết quả này. Từ đó phụ huynh rất nhiệt tình hưởng ứng với giáo viên. Và mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình càng thân thiện hơn” – Cô Châu trao đổi.

Cũng theo cô Châu, với những tiết tạo hình như vậy, trẻ được chiêm ngưỡng những món quà khác nhau như: Những chiếc áo, trang trí những bông hoa, những chấm tròn màu xanh, đỏ, được tự tay làm đẹp cái nơ, cái nón theo ý tưởng của mình. Từ đó trẻ cảm nhận được về nghệ thuật cao hơn rất nhiều so với trước đây.


Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top