INTERNET – Phương pháp dạy học hiệu quả

bu0n_c4_+)0j

Thành viên
#1
Ngày nay khi công nghệ phát triển, việc sử dụng máy vi tính trong việc giảng dạy quả không còn là điều xa lạ, bài học sẽ trở nên sinh động và có tính hiệu quả cao cùng với sự hỗ trợ của Internet. Mời các bạn cùng Global Education chia sẻ phương pháp học “mới mà không mới” trong bài viết này nhé!


Mục đích không phải để thấy công nghệ vi tính trong mối quan hệ tách biệt mà là một bộ phận hợp thành trong quá trình giảng day, nhằm hỗ trợ và nâng cao việc học. Do vậy, giáo viên cần nghĩ về cách thức sử dụng Internet trong lớp học.
Việc soạn bài giảng có sử dụng Internet đòi hỏi một số bước cơ bản sau:

1. Lựa chọn trang Web:
Khi lựa chọn trang web, cần chú trọng những câu hỏi sau đây:
  • <LI style="LINE-HEIGHT: 150%">Ngôn ngữ có gợi cảm hứng không? <LI style="LINE-HEIGHT: 150%">Có âm thanh hay hình ảnh hỗ trợ không?
  • Có đầu mối ngữ cảnh nào khác không?
Một số trang web hoặc có nội dung quá khó hoặc sử dụng ngôn ngữ quá phức tạp nên học sinh không thể sử dụng chúng một cách hiệu quả được. Ở đây, có thể cho phép các em tìm kiếm thông tin trên những trang web tiếng Việt rồi yêu cầu trình bày lại bằng tiếng Anh, sử dụng những cụm từ đã được dạy trên lớp.

2. Xác định mục đích:
Trong hoạt động giao tiếp, sản phẩm của những tác động qua lại đấy là gì? Khi tìm kiếm, thông tin sẽ được sử dụng làm gì và học sinh sẽ sử dụng chúng như thế nào? Các em có trình bày lại thông tin không?
Tư vấn mùa thi
Luyện nói tiếng Anh

Các em có so sánh các thông tin với nhau không? Tài liệu sẽ được sử dụng để thuyết trình bằng âm thanh hay hình ảnh chứ?

3. Chọn phương pháp:
Khi đã xác định được mục đích của hoạt động sử dụng Internet, có thể chuyển hướng sang tập trung vào phương pháp. Học sinh có các kỹ năng nhận thức để có thể tiến hành công việc mà bạn hình dung không? Giống như với các hoạt động trên lớp khác, công việc chính có phù hợp về nhận thức với nhóm lứa tuổi này hay không? Trẻ đã học những kỹ năng nghiên cứu cơ bản hay chưa? Học sinh có phân loại được đối tượng hay nhận ra các mẫu câu không? Các em có làm theo hướng dẫn đúng như trình tự các bước không? Học sinh có kiến thức về thế giới, đất nước và phong tục không? Các em có tổ chức được ý kiến theo một trình tự logic hay không? Các em có hiểu được các khái niệm đánh giá cơ bản không? Có thể một số học sinh có kỹ năng nhận thức trong khi các em khác có khả năng ngôn ngữ. Bằng cách xếp nhóm cho học sinh một cách phù hợp, giáo viên có thể khai thác được thế mạnh của mỗi em.

4. Giới thiệu chủ đề:
Tạo không khí bằng cách nói về chủ đề mà học sinh sắp làm việc. Gợi ra những hiểu biết từ trước và lướt qua các từ vựng quan trọng.

5. Tách công việc:
Nhiều trang web đầy rẫy những thông tin có thể làm rối mắt học sinh và ít liên quan tới công việc chính. Trước khi để học sinh làm việc độc lập, giáo viên cần hướng dẫn các em những phần trên trang web mà các em có thể sử dụng. Cách tốt nhất để làm việc này là giải thích rõ cho các em thấy. Nếu không có máy chiếu để chiếu trang web lên, giáo viên có thể chụp màn hình rồi sao ra cho học sinh.

6. Quản lý tốt thời gian:
Triển khai các bước rõ ràng ở mỗi giai đoạn hoạt động. Tránh để học sinh tìm kiếm các trang web linh tinh. Các em rất dễ đi chệch mục tiêu của hoạt động và kết thúc bằng việc lang thang bừa bãi trên các trang web. Cung cấp cho học sinh một danh sách các trang web đã được chọn lọc từ trước để các em làm việc. Cách này sẽ hạn chế được việc các em lãng phí thời gian vào những đường link không liên quan và ngăn không để các em vào xem những nội dung không phù hợp.
Không phải tất cả các trường học đều được trang bị phòng vi tính đủ lớn để mỗi học sinh có thể làm việc độc lập với một máy tính riêng. Đây không phải là vấn đề. Dù sao cũng không nên để mỗi học sinh làm việc với một máy tính cá nhân. Nếu có thể, hãy sắp xếp các em vào nhóm từ 3 – 4 người. Bằng cách này các em có thể tác động và hỗ trợ cho nhau. Nếu có đủ máy tính thì không nhất thiết phải giao cho học sinh làm cùng một công việc như nhau. Tiến hành một “hoạt động ghép hình”: yêu cầu mỗi nhóm nghiên cứu một hoạt động khác nhau của kế hoạch. Ví dụ, trong kế hoạch du lịch, một nhóm có thể làm về thời tiết, nhóm khác làm về vé máy bay, còn nhóm khác nữa lại làm về thức ăn. Như thế giáo viên sẽ không phải nghe đi nghe lại cùng một câu trả lời.
Chúc các bạn có một phương pháp dạy và học hiện đại!


Thanh Sơn - Global Education
 

Bình luận bằng Facebook

Top