Học nghề trực tuyến, kiến tạo những cơ hội mới!

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Đào tạo thực tế “ảo”

Tại lớp học trực tuyến khoa Công nghệ thông tin, cô giáo Võ Thị Hường cho biết: giảng dạy trực tuyến thì giáo viên cần có sự chuẩn bị bài giảng công phu hơn, tạo bảng biểu đầy đủ trước khi tương tác với sinh viên. Để thực hiện những bài giảng này, giáo viên phải sử dụng phần mền để thiết kế các bài giảng sao cho tăng tính tương tác trong quá trình dạy và học. Ví dụ như các bài tập về trách nhiệm hoặc video hướng dẫn để sinh viên có thể thực hiện được một cách hiệu quả nhất.

Thu hút người học tham gia tích cực, giảng dạy trực tuyến có thể tương tác được giữa thầy và trò thông qua việc chia sẻ màn hình của giáo viên với sinh viên các thao tác cụ thể trên máy tính. Sinh viên có thể quan sát, thực hiện phát vấn, trình bày theo hướng dẫn của giáo viên trên máy tính.

Ngoài ra, giáo viên có thể lấy được quyền chia sẻ của sinh viên trong quá trình sinh viên thực hiện thao tác trên máy tính. Chính vì vậy, có thể dễ dàng kiểm tra các bài tập và đánh giá chính xác năng lực của sinh viên.


Cô giáo Nguyễn Thị Liên Hương đang thực hiện bài giảng trực tuyến

Tương tự như lớp trực tuyến Công nghệ thông tin, lớp trực tuyến của khoa Điện thực hiện bài giảng về vật liệu được mô tả bằng nhiều hình ảnh sinh động, giáo viên và học sinh tương tác khá hiệu quả. Theo cô giáo Nguyễn Thị Liên Hương, đối với các nghề có phần thực hành trực tiếp, nhà trường bố trí các webcam giáo viên thực hành và giao các bài tập tại nhà cho sinh viên. Một số bài tập kỹ năng liên quan đến thiết bị đào tạo chỉ có ở trường hoặc doanh nghiệp, thì sẽ được bố trí đào tạo sau.

Theo ghi nhận, mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng sĩ số các lớp học nghề trực tuyến tại trường CĐ Cơ điện Hà Nội đã đạt khoảng 70% sinh viên tham gia. Qua đó cho thấy, trong giai đoạn dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, thì với hệ thống đào tạo trực tuyến, giáo viên và sinh viên trường nghề dù ở nhà nhưng vẫn có thể dạy và học hiệu quả.

Nhà trường không biên giới

Ông Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng HCEM cho biết: Giáo dục nghề nghiệp là một đặc thù, quy trình đào tạo khác nhiều so với đào tạo hàn lâm, việc đưa đào tạo trực tuyến để tổ chức đào tạo nhà trường đã cân nhắc rất kỹ, phân tích những nội dung môn học, học phần có thể ứng dụng đào tạo trực tuyến, đào tạo theo công nghệ thực tế ảo.

Hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning của HCEM đã giải quyết được những hạn chế của các phần mềm miễn phí có sẵn trên mạng internet, đảm bảo hệ thống quản lý, quản trị nhà trường hoàn chỉnh, có phân cấp, phân quyền từ Hiệu trưởng, Ban giám hiệu, đến các Phòng chức năng nghiệp vụ, Khoa đào tạo, bộ môn, giảng viên, lớp học, học sinh sinh viên, quản lý quá trình, quản lý học liệu, quản trị chất lượng, kiểm tra, đánh giá,… công nghệ của hệ thống đã hoàn chỉnh và đầy đủ.

Hệ thống đào tạo trực tuyến giúp cho tổ chức hoạt động đào tạo của nhà trường linh hoạt, năng động. Làm chủ công nghệ, hướng tới “nhà trường không biên giới” trên môi trường không gian mạng. Nhờ công nghệ này, trường còn có thể tiếp cận và mời các giảng viên giỏi trên toàn thế giới, tiếp cận và đào tạo sinh viên ở bất kỳ nơi nào, học bất kỳ không gian, thời gian, địa điểm nào khi được cấp quyền và kết nối với mạng.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top