Giúp giáo viên, học sinh phổ thông nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Vậy giảng viên sư phạm có thể làm gì để góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên và học sinh. Dưới đây là chia sẻ của TS Bùi Minh Đức – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Đối với giáo viên

Theo TS Bùi Minh Đức có nhiều việc để giảng viên có thể giúp giáo viên phát triển năng lực nghiên cứu khoa học. Đơn cử như: Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học, khoa học sư phạm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho giáo viên.

Ngoài ra, giảng viên có thể bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nghiên cứu khoa học chuyên ngành cho giáo viên như: giáo viên ngữ Văn, Toán, Hóa, Vật lý…

Mặt khác có thể cùng phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin… Đồng thời hỗ trợ, cung cấp tài liệu chuyên ngành, nghiệp vụ, giúp đỡ giáo viên phát triển chuyên môn khoa học.

Bên cạnh đó, giảng viên có thể phối hợp với các Sở GD&ĐT, các trường phổ thông tổ chức các hội thảo khoa học chuyên đề cho giáo viên phổ thông.

Đối với học sinh

TS Bùi Minh chia sẻ: Giảng viên có thể tham gia cùng nhà trường phổ thông giới thiệu các thành tựu khoa học, tổ chức các hoạt động khoa học cho học sinh, động viên các em tham gia các hoạt động sáng tạo trẻ.

Ngoài ra, có thể phối hợp với giáo viên phổ thông triển khai các hình thức dạy học sáng tạo, có tính nghiên cứu, thúc đẩy hoạt động tìm tòi, khám phá của học sinh như: dạy học tình huống, dạy học kiến tạo, dạy học dự án…

“Phối hợp với các trường phổ thông, giáo viên trong việc xây dựng các cộng đồng học tập và trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Hoặc tham gia hướng dẫn, chấm, đánh giá học sinh trong các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông” – TS Bùi Minh Đức trao đổi.

Những việc cần làm

Cũng theo TS Đức, để có thể làm tốt hơn nữa việc góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên và học sinh phổ thông.

Thiết nghĩ, cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa trường đại học sư phạm với nhà trường phổ thông trong các mặt công tác, trong đó có nghiên cứu khoa học.

Các đề tài khoa học giáo dục ở trường đại học sư phạm nên được xác định trên các “đơn đặt hàng” từ các trường phổ thông, Sở, Phòng GD&ĐT.

Các đề tài thạc sỹ, tiến sỹ có tính thực nghiệm ở các trường đại học sư phạm cần có thành viên tham gia và thẩm định từ các trường phổ thông là các nhà quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh.

Nên tăng cường các sinh hoạt chuyên môn học thuật giữa các giảng viên và giáo viên, học sinh phổ thông

Tiếp tục đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học cơ bản, coi trọng khoa học cơ bản như là nền móng, là điểm tựa về tri thức của các chuyên ngành đào tạo bên cạnh việc tăng cường tính thiết thực, hiệu quả của các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục.


“Đối với giảng viên sư phạm, việc góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên và học sinh không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi có được trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của mình.

Bởi không ai khác, chính giáo viên, học sinh sẽ giúp giảng viên hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của mình về chất lượng và hiệu công việc mà họ đang triển khai, về ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp trồng người mà họ đang theo đuổi.

Giáo viên và học sinh cũng là những người cộng tác thiết thực nhất cho các nghiên cứu khoa học của giảng viên, giúp giảng viên chuyển giao những kết quả nghiên cứu của mình trong thực tiễn….”

TS Bùi Minh Đức
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top