Giao lưu trực tuyến: “Điều chỉnh cách ứng xử phòng chống bạo lực học đường“

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Không chỉ trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục mà ngay cả ở nhà, mỗi người cũng cần thay đổi hành vi của mình để cùng hướng đến một môi trường lành mạnh cho trẻ. Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội chưa chặt chẽ và chưa thực sự hiệu quả cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới nhưng thời gian gần đây lại nổi lên như một vấn đề đáng quan ngại. Chúng ta phải hiểu thế nào về bạo lực học đường?

Gia đình, Nhà trường, Xã hội phải có trách nhiệm như thế nào đối với con, em của mình và đối với việc tạo dựng một môi trường học tập an toàn?

Người lớn và con trẻ cần điều chỉnh hành vi của mình như thế nào để cùng nhau “nói không với bạo lực học đường”?

Đó là những băn khoăn cần có lời giải đáp, sự chia sẻ của các nhà giáo dục trong buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề “ Điều chỉnh cách ứng xử phòng chống bạo lực học đường” diễn ra 9h30 phút sáng thứ 3 ngày 24/12 do Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức.




Tham gia buổi giao lưu có hai vị khách mời là:


- Nhà giáo Phạm Văn Hoan – Hiệu trưởng trường PTCS Xã Đàn (HN).

- Cô Nguyễn Thị Diệp - Hiệu trưởng trường THCS Đức Thượng Hoài Đức.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi về chương trình để cùng trò chuyện, trao đổi với các khách mời của Báo GD&TĐ.

>>> Nhấn F5 để cập nhật...

GD&TĐ

Nội dung buổi giao lưu trực tuyến
Thầy Hoan có thể chia sẻ áp lực lớn nhất hiện nay của giáo viên là gì không ạ, đặc biệt là đối với giáo viên ở trường PTCS Xã Đàn?
cogiaothu@gmail.com

Hiệu trưởng Phạm Văn Hoan :
Theo tôi, áp lực lớn nhất đối với thầy cô giáo trong giai đoạn hiện nay là làm thế nào để đảm bảo an toàn, phòng tránh bạo lực học đường đối với các em học sinh và có được niềm tin đích thực từ phía cha mẹ học sinh.

Ở trường PTCS Xã Đàn, việc đảm bảo an toàn đối với học sinh chưa bao giờ là vấn đề đơn giản. Ở trong trường, có những học sinh bình thường và học sinh khiếm thính. Làm thế nào để các con học sinh khiếm thính được giao tiếp, hòa nhập với học sinh bình thường, và làm thế nào để học sinh bình thường yêu thương, chăm sóc học sinh khiếm thính để các con nhân hậu hơn, phát triển nhiều kỹ năng mềm hơn là bài toán mà nhà trường luôn trăn trở và luôn phải làm tốt.

Học sinh của trường PTCS Xã Đàn đến từ mọi địa bàn của thủ đô Hà Nội, vì vậy, có những học sinh, nhà ở rất xa trường, trường lại chưa có khu nội trú nên hàng ngày, các em phải đi học với nhiều chặng xe buýt, điều đó cũng ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe của các em.

Ở trường Đức Thượng có những học sinh cá tính, khác biệt không? Giải pháp của nhà trường để giáo dục những học sinh chưa ngoan?
Nguyễn Huyền Châu (TP.HCM)

Hiệu trưởng Nguyễn Thị Diệp:
Tất nhiên, ở trường nào cũng có học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Từ hoàn cảnh sẽ dẫn đến những cá tính khác biệt: Chẳng hạn rơi vào gia đình bố mẹ bỏ nhau, các em ở với ông bà thì lại có cá tính bất cần (vì nghĩ rằng mình không còn là báu vật của bố mẹ nữa mà sẽ là gánh nặng cho ông bà); rơi vào hoàn cảnh gia đình khá giả nhưng bố mẹ thiếu quan tâm dẫn đến các em nữ có tâm lí đua đòi, các em nam thích thể hiện, những đối tượng này rất dễ bị cám dỗ bởi các phần tử xấu bên ngoài... Đó là 2 ví dụ tôi đưa ra.


Cô Nguyễn Thị Diệp: "Để giáo dục học sinh cá biệt là không bao giờ được coi các em là cá biệt...".

Trong những trường hợp như thế, chúng tôi có cách giải quyết khác nhau. Nhưng dù cách gì, đầu tiên vẫn phải gặp gỡ, trao đổi với các em, dùng các biện pháp tâm lí sao cho các em tự nói ra những suy nghĩ của bản thân, từ đó sẽ áp dụng những biện pháp tâm lí thích hợp. Phương châm của tôi là các em thiếu gì, chúng ta cho các em cái đó.

Trường hợp thứ nhất, các em thiếu tình thương của bố mẹ thì

Để giáo dục học sinh cá tính, cá biệt... là không bao giờ được coi các em là cá biệt, bởi lúc này các em đang mất phương hướng, mới cần đến chúng ta định hướng, tư vấn những hành động đúng.
Cô Nguyễn Thị Diệp

thầy cô phải coi các em như con, chỉ bảo tận tình từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống, đặc biệt học sinh THCS mới lớn, có rất nhiều vấn đề nảy sinh về tâm sinh lí lứa tuổi. Có nhiều em không biết xử lí ra sao (và các em ước giá như có mẹ bên cạnh thì...)

Trường hợp thứ hai, các em cần sự quan tâm bằng những cử chỉ hàng ngày của bố mẹ. Nhiều khi chỉ cần một cái nắm tay của
thầy cô, một động tác sửa lại khăn đỏ, sửa lại mái tóc, các em cũng thấy được các thầy cô là nơi có thể "cởi lòng", gửi gắm, tâm sự. Khi các em đã nói được điều mình cần thì chúng ta sẽ tìm được những cách làm phù hợp để tư vấn.

Và đặc biệt không bao giờ được coi các em là cá biệt, bởi lúc
này các em đang mất phương hướng, mới cần đến chúng ta định hướng, tư vấn những hành động đúng.

Theo thầy, giải pháp để phòng chống tốt nhất bạo lực học đường là gì?
Nguyễn Ngọc Hoa (phụ huynh ở Hoài Đức, HN)

Hiệu trưởng Phạm Văn Hoan :
Bạo lực học đường có thể rất dễ nhận ra, nhưng cũng có thể không dễ dàng phát hiện bởi tính đa dạng của nó và sự cố tình giấu diếm của người vi phạm.

Theo cá nhân tôi, muốn phòng chống bạo lực học đường hiệu quả, phải có sự thống nhất, quyết tâm của toàn hệ thống, đặc biệt là người đứng đầu. Phải có sự hiểu biết để phát hiện ra mọi góc khuất của tình trạng bạo lực học đường. Phải có lòng yêu thương tận tụy với học sinh, coi nỗi đau, nỗi buồn của các em như của chính con, cháu chúng ta.

Cuối cùng, cần có sự kết hợp hiệu quả của gia đình – nhà trường – xã hội.

Ở trường PTCS Xã Đàn có phòng tư vấn tâm lý cho học sinh không? Nếu có thì học sinh thường băn khoăn vấn đề gì khi tìm đến phòng tâm lý của trường, thưa thầy?
VuThiHoa123...@gmail.com

Hiệu trưởng Phạm Văn Hoan :
Ở trường PTCS Xã Đàn có phòng tư vấn tâm lý cho học sinh. Người phụ trách phòng tâm lý là cô Phó Hiệu trưởng được đào tạo một cách bài bản về tư vấn học đường. Các thầy cô trong ban tư vấn là các thầy cô trong Ban giám hiệu, làm công tác Đoàn, Đội và các thầy cô giáo chủ nhiệm. Phòng tư vấn tâm lý không chỉ tư vấn cho học sinh mà còn tư vấn cho phụ huynh nếu cần.

Ở trường, học sinh thường trao đổi với các thầy cô làm công tác tư vấn về những khó khăn các em gặp phải như: vấn đề tuổi mới lớn, dậy thì, quy tắc ứng xử ở trường, ở nhà, ngoài xã hội, vấn đề khó khăn trong giao tiếp, tiếp thu kiến thức của học sinh khiếm thính ,…

Chính nhờ những chia sẻ của các em, nhà trường đã tổ chức hội thảo với cha mẹ học sinh và các thầy cô giáo về chủ đề "Yêu thương con đúng cách" và "Con hiểu biết, con an toàn". Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp và nhận được sự đánh giá cao của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội.

Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường có xu hướng gia tăng? Theo cô, đâu là những nguyên nhân?
Hoàng Tâm An (giáo viên, Hà Nội)

Hiệu trưởng Nguyễn Thị Diệp:

Cô Nguyễn Thị Diệp: "Để xảy ra bạo lực học đường theo tôi, nguyên nhân đầu tiên là từ phía gia đình...". Ảnh minh họa.

Theo tôi, nguyên nhân đầu tiên là từ phía gia đình: Chúng ta thường mải lo kinh tế mà không nghĩ đến việc làm bạn với con dẫn đến con trẻ thiếu nơi để chia sẻ những suy nghĩ, thiếu các kĩ năng ứng xử với những tình huống trong cuộc sống.

Thậm chí có những ông bố, bà mẹ còn cãi nhau, đánh nhau trước mặt con trẻ. Một số trường hợp chính những đứa trẻ bị bố mẹ bạo hành khiến cho các em nghĩ rằng mọi chuyện có thể giải quyết được bằng "nắm đấm".

Nguyên nhân thứ hai phải kể đến xã hội: Phim ảnh không được kiểm soát chặt chẽ khiến các em xem những pha bạo lực trên phim. Nhiều khi truyện tranh cũng có những cảnh bạo lực và dùng một số từ ngữ như "chát", "bốp", "hự", "ki-a", "oái".... Thậm chí nhiều trẻ mới biết đọc đã bắt đầu tiếp thu được những hình ảnh này trên sách.

Ngoài ra mạng xã hội có những thông tin khó kiểm soát về bạo lực học đường. Thậm chí người bán báo ngoài đường cũng lấy những vụ án giật gân nổi cộm để rao bán báo câu khách.

Không loại trừ nguyên nhân từ nhà trường: Áp lực học hành, điểm số khiến các em ít có thời gian tham gia các hoạt động thân thiện. Các thầy cô giáo không phải ai cũng là những nhà tâm lí tài ba để các em gửi gắm, chia sẻ những tâm sự, gỡ rối.

Thưa thầy, nếu phát hiện giáo viên trong trường PTCS Xã Đàn có dấu hiệu bạo lực học đường, ở góc độ nhà quản lý, thầy sẽ xử lý như thế nào?
giaovienhanoi34...@gmail.com

Hiệu trưởng Phạm Văn Hoan :
Trong bất kỳ môi trường giáo dục nào, sự an toàn của học sinh đều phải đặt lên hàng đầu. Mỗi cơ sở giáo dục đều phải là nơi phòng chống bạo lực học đường một cách hiệu quả nhất.

Mỗi thầy cô giáo, mỗi cán bộ nhân viên của trường PTCS Xã Đàn đều là những tấm gương trong giáo dục học sinh, đảm bảo an toàn cho học sinh mọi lúc, mọi nơi.

Tuy nhiên, nếu có bất kỳ ai trong nhà trường có dấu hiệu bạo lực học đường dù là vô tình hay cố ý, sẽ được ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.


Hiệu trưởng Phạm Văn Hoan: "Trong bất kỳ môi trường giáo dục nào, sự an toàn của học sinh đều phải đặt lên hàng đầu...".
Tôi là một giáo viên dạy THCS, học sinh của tôi rất ngỗ nghịch, nhiều lúc tôi cảm thấy bất lực mà không biết xử lý như thế nào, nhưng nếu tôi nóng giận có vô tình quát mắng thì ngay lập tức phụ huynh sẽ cho rằng tôi đang bạo hành con của họ. Tôi nên làm gì đây?
Nguyễn Thu Hà (Ba Vì, HN)

Hiệu trưởng Phạm Văn Hoan :
Trong cuộc đời dạy học, mỗi giáo viên chúng ta thường gặp những tình huống rất khó khăn mà đôi khi phải có kinh nghiệm và tấm lòng bao dung lớn mới có thể xử lý được tình huống sư phạm một cách tốt đẹp. Với những học sinh ngỗ nghịch hay cá tính, các thầy cô thường phải cân nhắc nhiều hơn cho mỗi tình huống sư phạm cụ thể với các em.

Nếu các thầy cô luôn thể hiện được tình yêu lớn với học trò, kể cả những lúc mình nghiêm khắc nhất thì thường sẽ lay động được trái tim của các em. Với những trường hợp khó khăn, các thầy cô có thể đi “đường vòng” qua những câu chuyện thực tế, qua những tình huống gây bất ngờ với học trò nhưng mang lại xúc cảm sâu sắc sẽ có tác dụng tích cực.

Tuy nhiên, việc mắng mỏ hay trách phạt ta nên tránh, bởi vì nó thường mang lại hiệu ứng xấu và dẫn tới việc giáo dục các em gặp khó khăn hơn.

Theo cô, nhà trường có vai trò thế nào trong việc phòng chống bạo lực học đường?
lehuyen***@gmail....

Hiệu trưởng Nguyễn Thị Diệp:
Theo tôi, nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc phát hiện những nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường. Từ đó có biện pháp tâm lí để ngăn chặn không cho nó "bùng lên".


Cô Nguyễn Thị Diệp - Hiệu trưởng trường THCS Đức Thượng Hoài Đức tham gia cuộc giao lưu trực tuyến.

Muốn ngăn chặn được, ta không thể dùng vũ lực, dọa nạt mà phải dùng các biện pháp tâm lí học đường. Ví dụ như tạo sự tin cậy cho các em để sẵn sàng tâm sự "gan ruột", chia sẻ với thầy cô.

Thực tế có những điều các em nói với thầy cô mà không nói với bố mẹ, thậm chí còn yêu cầu giữ kín và bản thân người thầy phải tôn trọng những bí mật đó của các em.

Là một người hiệu trưởng, tôi luôn trao đổi với các giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách, vì họ chính là những "chân rết" nắm bắt tâm lí của học trò, qua họ tôi sẽ nắm bắt tổng thể tâm lí của học trò trong trường để có cách ứng xử hợp lí nhất.

Xin hỏi thầy Hoan, ở trường PTCS Xã Đàn thì ai là người quan trọng nhất đối với học sinh và người đó cần có những kỹ năng gì để học sinh yêu mến, sẵn sàng chia sẻ?
Huyen1290@gmail.com

Hiệu trưởng Phạm Văn Hoan :
Chào bạn!

Không chỉ ở trường PTCS Xã Đàn, mà ở bất kỳ cơ sở giáo dục nào, thầy cô giảng dạy trực tiếp học sinh sẽ là người quan trọng nhất đối với các em.



Trưởng ban điện tử Đinh Công Thắng tặng hoa cho Nhà giáo Phạm Văn Hoan.


Để học sinh yêu mến và sẵn sàng chia sẻ vui buồn trong cuộc sống, là điểm tựa cho học sinh, người thầy trước hết phải có chuyên môn vững vàng, có tấm lòng nhân hậu và đôi khi cũng cần có chút hài hước, sự cảm thông với từng hoàn cảnh học sinh.

Ở trường PTCS Xã Đàn, môi trường dạy hòa nhập có dạy cả học sinh bình thường và học sinh khiếm thính, mỗi thầy cô giáo thực sự là một thần tượng đối với các em. Các em được học tập,vui chơi, được hòa nhập và thực sự “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Trường Đức Thượng có tình trạng bạo lực học đường không, thưa cô? Nhà trường có những biện pháp gì để phòng chống tình trạng bạo lực học đường?
Lưu Văn Anh (Cầu Giấy, Hà Nội)

Hiệu trưởng Nguyễn Thị Diệp:
Nói là bạo lực học đường thì chưa diễn ra, nhưng nguy cơ bạo lực học đường thì nơi nào cũng có. Các em học
sinh bao giờ cũng có xích mích nhỏ trong cuộc sống, nếu không được giải quyết kịp thời thì có khả năng dẫn đến bạo lực học đường, đó là thực trạng chung của tất cả các trường học chứ không chỉ riêng của trường Đức Thượng.

Chúng tôi đã ngăn chặn ngay từ khi mới nhen nhóm. Những xích mích nhỏ đó đều được giải quyết tại lớp, phối hợp với gia đình, tư vấn của Đoàn, Đội nên các em đã cảm thấy thoải mái sau khi được gặp gỡ tư vấn và tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để ngăn chặn bạo lực học đường.

Gửi câu hỏi ở đây
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top