Điều đặc biệt tạo nên độ “hot” của nghề giáo tại Hoa Kỳ

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Thạc sĩ Lê Thị Quỳnh Nga (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng: Việc tìm hiểu kinh nghiệm của Hoa Kỳ về giáo dục GTNN trong đào tạo GV trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần cung cấp một nguồn tài liệu tham khảo cho giáo dục Việt Nam về con đường đi ngắn nhất trong điều kiện hiện nay.

GV tương lai phải trải qua đợt kiểm tra lý lịch nghiêm ngặt

Theo nghiên cứu của thạc sĩ Lê Thị Quỳnh Nga, Hoa Kỳ có tất cả 50 bang khác nhau, và mỗi bang lại có một Ủy ban Giáo dục riêng chi phối và chỉ đạo các nội quy và luật lệ giáo dục của từng bang.

Mỗi bang đều đưa ra những yêu cầu/nhu cầu, nguyên tắc chỉ đạo và các test kiểm tra GV cần thiết, và việc giáo dục GTNN trong đào tạo GV là một nguyên tắc rất quan trọng.

Mỗi một GV tương lai đều được lấy dấu vân tay và phải trải qua đợt kiểm tra lý lịch nghiêm ngặt. Và chỉ cần một lần vi phạm đạo đức nghề nghiệp, người đó sẽ bị ghi vào lý lịch và sẽ không được đi dạy nữa.

Cơ hội được tuyển dụng nghề nghiệp, nói chung, trong đó có nghề GV đươc thực hiện hết sức công bằng, bình đẳng và được bảo đảm bằng luật pháp.

Bất kỳ ai, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo... đều có thể được tuyển dụng làm nghề GV nếu họ đáp ứng được yêu cầu do Ủy ban Giáo dục (ở từng bang) đưa ra.

Nâng cao vị thế nghề GV không chỉ từ chính sách tiền lương

Thạc sĩ Lê Thị Quỳnh Nga cho biết: Hoa Kỳ là một liên bang, và mỗi bang lại có các Ủy ban Giáo dục khác nhau, các yêu cầu và qui tắc quản lý giáo dục và giảng dạy cũng không hoàn toàn giống nhau.

Việc triển khai, thực hiện công tác giáo dục, giảng dạy, ở mỗi bang, ở mỗi trường đại học thuộc các bang, theo đó mà cũng có những sự khác biệt.

Tuy nhiên, việc giáo dục GTNN trong đào tạo GV, vẫn luôn được các trường đại học ở các bang coi trọng và là một nhiệm vụ trọng điểm xuyên suốt quá trình học tập của mỗi SV khi họ lựa chọn và theo đuổi sự nghiệp làm thầy của mình.

GTNN được xem là những nguyên tắc, tiêu chuẩn làm nền tảng cho sự thành công của GV trong lớp học. Đó là những giá trị, cam kết, và đạo đức nghề nghiệp nhằm điều chỉnh cách GV hành xử với HS, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.

Và thực tế là những năm 1970 đến những năm 1980, nghề GV ở Hoa Kỳ đã không được đánh giá cao, lương cũng không cao hơn so với nhiều ngành nghề khác, và việc bỏ nghề, chuyển nghề của những GV có kinh nghiệm, có khả năng trở thành vấn đề nổi cộm, được bàn thảo nhiều trong các chương trình, các diễn đàn giáo dục.

Tuy nhiên, vào những năm sau đó, với sự nỗ lực cải cách của Chính phủ Hoa Kỳ, các chính sách thúc đẩy phát triển vị thế và giá trị nghề GV đã được từng bước được thực hiện, do đó, vị thế nghề GV được nâng lên đáng kể.

Thành công của Hoa Kỳ trong việc nâng cao vị thế nghề GV không phải do những chính sách tiền lương mang lại, mà cơ bản là do những giá trị đặc biệt mà nghề mang lại bằng cách giáo dục GTNN trong đào tạo GV gắn với việc tăng cường mối quan hệ với trường phổ thông.

Trường sư phạm và phổ thông cùng xây dựng mục tiêu giáo dục GTNN

Theo chia sẻ của thạc sĩ Lê Thị Quỳnh Nga, mục tiêu giáo dục GTNN trong đào tạo GV ở Hoa Kỳ nằm trong mục đích giáo dục chung và mục tiêu đào tạo GV nói riêng.

Mục tiêu đào tạo GV là mô hình nhân cách người GV phổ thông, mà hạt nhân của mô hình này là các GTNN của người GV phổ thông.

Như vậy, mục tiêu của giáo dục GTNN trong đào tạo GV phổ thông là phải hình thành được ở người học các định hướng GTNN phù hợp với mục tiêu đào tạo GV phổ thông.

Điều này có nghĩa là mục tiêu giáo dục GTNN trong đào tạo GV chính là đào tạo nên những người GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy bộ môn tại các trường ở cấp học phổ thông và các trường trung cấp chuyên nghiệp, có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục đồng thời có thể học tiếp ở trình độ cao hơn.

Bên cạnh đó, khi xây dựng mục tiêu giáo dục GTNN cho SV ngành SP, cần phải có sự cộng tác giữa các trường SP (là cơ sở đào tạo nhân lực) và các trường phổ thông (là nơi sử dụng nhân lực), cán bộ quản lý và GV có kinh nghiệm đứng lớp. Làm được điều đó, mục tiêu xác định mới sát với thực tiễn và yêu cầu của xã hội.


Các nhóm giá trị nghề nghiệp

Ở Hoa Kỳ, tùy theo thể chế và quy định giáo dục riêng của mỗi bang mà sẽ có những nội dung giáo dục GTNN khác nhau trong đào tạo GV. Nhưng tựu chung, theo thạc sĩ Lê Thị Quỳnh Ng, các nội dung giáo dục GTNN trong đào tạo GV ở Hoa Kỳ có thể chia theo các nhóm giá trị sau:

Giá trị đạo đức nhà giáo là những chuẩn mực quy định thái độ, mối quan hệ giữa người GV với HS, với công việc, với đồng nghiệp, với tập thể SP, với phụ huynh HS, cộng đồng và xã hội. Giá trị đạo đức nhà giáo thể hiện ở lòng yêu nước, yêu nghề, yêu thương HS, đoàn kết với đồng nghiệp, khiêm tốn, quan hệ tốt với gia đình HS và cộng đồng, .

Giá trị tay nghề sư phạm hướng tới những khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của người GV trong dạy học và giáo dục HS, biểu hiện ở vốn kiến thức chuyên môn sâu rộng, nắm vững tri thức nghiệp vụ, thành thạo các kỹ năng sư phạm, ...

Giá trị phong cách nhà giáo bao gồm các giá trị quy định cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử đặc trưng của nhà giáo thể hiện trước hết ở thái độ trách nhiệm, nghiêm túc, mẫu mực đối với sự nghiệp giáo dục trẻ, ở sự say sưa tìm tòi sáng tạo những phương pháp dạy học, giáo dục có hiệu quả, ở tinh thần thường xuyên, liên tục cải tiến nâng cao tay nghề dạy học, ở quan hệ yêu thương, tin tưởng giữa thầy và trò, ở tác phong lịch sự, nhã nhặn.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top