Đề thi Giáo dục công dân: Đòi hỏi kiến thức thực tiễn cao

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Câu hỏi rõ ràng, không đánh đố

ThS Vũ Thị Thu Thủy – Tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) nhận xét về đề thi Giáo dục công dân (mã đề 301):

Trong đề có khoảng 20 (50%) câu hỏi nhận biết và thông hiểu; ngoài ra đề chỉ có 7 câu hỏi ở mức vận dụng, 13 câu hỏi vận dụng cao.

Về nội dung kiến thức: chủ yếu là kiến thức cơ bản, có trọng tâm, học sinh đại trà có thể làm bài được ở mức 5-6 điểm để tốt nghiệp THPT. Từ câu hỏi thứ 21 trở đi đã có sự phân hóa; đặc biệt từ câu hỏi thứ 28 đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà phải có kiến thức thực tiễn mới có thể trả lời được. Nhưng tất cả các kiến thức trong đề học sinh đã được học ở trường.

Hầu hết các phương án đưa ra trong từng câu hỏi đều rõ ràng, không đánh đố học sinh.

Với đề thi này, học sinh đạt điểm 9-10 rất khó. Các em phải nắm vững được kiến thức cơ bản và có hiểu biết thực tiễn rộng, đặc biệt là kiến thức pháp luật.

Với phương hướng ra đề này, giúp học trò tránh được học tủ, học lệch, đặc biệt các em sẽ hiểu biết kiến thức pháp luật sâu rộng hơn. Điều này là vô cùng cần thiết trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay.

Tóm lại, đề thi năm nay cơ bản đã phù hợp với mục đích của kỳ thi THPT quốc gia.

Nhiều câu hỏi mang tính thời sự

Cô Nguyễn Thị Thu Huyền – giáo viên Trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm) nhận xét đề Giáo dục công dân (mã đề 301):

Đề thi đảm bảo chuẩn kiến thức cơ bản, đúng yêu cầu của kì thi “2 trong 1”. Cấu trúc đề thi cũng giống đề minh họa, nhưng mức độ cao hơn. Tỷ lệ câu hỏi lớp 11 là 8/40 câu (20%). Học sinh cần phải nắm vững kiến thức cơ bản mới có thể làm tốt các câu vận dụng để đạt điểm từ 8 trở lên. Đồng nghĩa với việc đề thi đáp ứng yêu cầu về phân loại thí sinh.

Hầu hết các phương án đưa ra trong từng câu hỏi của đề thi rõ ràng, mạch lạc, có phương án nhiễu, đảm bảo đúng yêu cầu của kĩ thuật ra đề.

Tỷ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu khoảng 60%, học sinh đại trà có thể thực hiện tốt; còn lại là câu hỏi vận dụng để phân loại thí sinh. Những câu hỏi vận dụng chủ yếu thuộc kiến thức Giáo dục công dân lớp 12.

Để làm tốt câu vận dụng, học sinh phải nắm chắc lý thuyết, có kiến thức thực tế thông qua các tình huống pháp luật.

Nội dung kiến thức mang tính thực tiễn, rất thời sự, như quyền tự do ngôn luận, quyền sáng tạo, trách nhiệm của công dân, quyền bình đẳng trong kinh doanh… Hiếu Nguyễn (ghi)

Khi World Cup vào đề thi

Nhận xét đề thi môn Giáo dục công dân, mã đề 319, cô Đinh Hồng Nga – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) phân tích:

Đề thi môn Giáo dục công dân THPT Quốc gia 2018 ra tương đối hay. Nội dung đề bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và cấu trúc chuẩn đề minh họa của Bộ GD&ĐT; sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh làm bài.

Từ câu 81 – 108, thí sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa đã làm tốt được. Từ câu 109 đến hết, câu hỏi đưa ra các tình huống có nhiều nhân vật, nhiều hành vi xuất hiện, nếu thí sinh không tinh ý, bám chặt vào câu hỏi sẽ dễ nhầm.

Tôi rất thích cách đặt câu hỏi sinh động với phương án nhiễu hợp lý. Đặc biệt là các câu liên quan đến tình hình thời sự. Đang mùa World Cup, câu 108 có tình huống nghi ngờ về cá độ bóng đá – một câu hỏi dễ mà có cập nhật sự kiện lớn của thế giới đang diễn ra. Câu 112 về các thông tin trên mạng xã hội là một câu hỏi mang tính thời sự liên quan đến việc Quốc hội vừa thông qua Luật An ninh mạng.

Đây là đề thi không khó so với năm 2017, có độ phân hóa cao và để đạt điểm 10 thì không dễ dàng. Nhìn chung, đề thi bám sát chương trình học và tương tự đề thi minh họa Bộ GD&ĐT đã cho trước đó.

Tôi dự đoán phổ điểm chủ yếu của môn GDCD năm nay là 7 điểm, khoảng 20% thí sinh đạt điểm 8, 9, 10. Gia Hân (ghi)
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top