Đề thi Địa lý gắn với những vấn đề xã hội thiết thực của Việt Nam

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
>>> F5 để cập nhật thông tin

Thạc sĩ Bùi Quốc Hoàn – Giáo viên trường THPT Đoàn Thị Điểm (Hà Nội): Đề thi hay, gắn với những vấn đề xã hội thiết thực

Đề thi khá hay, đã gắn liền với những vấn đề xã hội khá thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Đây là đề thi hợp lý cả về kiến thức và kỹ năng, có tính phân loại thí sinh cao thích hợp để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học.

Điều này có thể minh chứng bằng việc phân tích những câu hỏi cụ thể như sau:

Câu I: Kiến thức nằm hoàn toàn trong SGK, câu hỏi không đánh đố, không cần phải tư duy để trả lời.

Câu II: Câu trả lời dựa hoàn toàn vào Atlat, các em chỉ cần thành thạo kĩ năng đọc bản đồ đã có thể trả lời rất dễ dàng và đây là câu “ăn điểm” tuyệt đối cho câu hỏi này.

Câu III: - Biểu đồ tròn rất quen thuộc với các em. Các em cần tính bán kính, xử lí số liệu, vẽ chính xác và đẩy đủ các yêu cầu.

- Phần nhận xét biểu đồ các em cần nhận xét về quy mô của năm 2013 lớn hơn 2000 mấy lần. Nhận xét được phần tỉ trọng và hướng chuyển dịch từng ngành. Phần giải thích là do quá trình công nghiêp hóa, hiện đại hóa.

Câu IV: Câu này đòi hỏi thí sinh cần có tư duy, logic, kết hợp cả kiến thức có trong SGK và kiến thức thực tế để trả lời. Đây là câu hỏi hay, đánh giá được năng lực của học sinh, những học sinh khá giỏi mới làm được.

- Ý 1. Câu hỏi về phân tích thế mạnh nguyên liệu tại chỗ các em cẫn phân tích được cả điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp và thủy sản nước ta. Còn phần câu hỏi tại sao vì đây là ngành công nghiệp trọng điểm có nhiều thế mạnh, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Ý 2. Câu về Đồng bằng sông Cửu Long học sinh cần vận dụng kiến thức trong SGK và kiến thức thực tiễn để làm bài đặc biệt chú ý đến hạn mặn vừa xảy ra.

Nhìn chung, kiến thức đề thi bao quát các nội dung trong chương trình SGK. Đề thi vừa sức với trình độ của học sinh, nội dung các câu hỏi không khó đối với học sinh trung bình và nằm hoàn toàn trong chương trình SGK, chỉ cần ôn luyện chăm chỉ thì bài làm sẽ đạt trên 60 - 70%. Còn các học sinh muốn điểm cao phải có tư duy vận dụng linh hoạt cả kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn. (Hiếu Nguyễn ghi)
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top