Dạy học trực tuyến: Cách làm sáng tạo của giáo viên trường huyện

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Tận dụng tối đa các tiện ích có sẵn

Ngay những ngày đầu học sinh phải tạm nghỉ học, cô Trần Thị Sơn đã trăn trở để tìm giải pháp giúp học trò “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”. Rất nhiều câu hỏi tự đặt ra thôi thúc cô lên kế hoạch chi tiết cho việc chuẩn bị các học liệu để phù hợp với việc dạy học online; từ đó có thể thực hiện càng sớm càng tốt dạy học theo hình thức mới.

Sử dụng nhóm Zalo của lớp đã xây dựng từ đầu năm học để tiện cho việc kết nối giữa gia đình và nhà trường, cô Sơn đồng thời biên soạn lại các giáo án powerpoint theo kiểu thuyết trình, học cách làm video bài giảng.

Cụ thể, với nội dung ôn tập kiến thức cũ cho các con theo chuyên đề Công và công suất của dòng điện học, thuộc chương trình Vật lí 9, cô chắt lọc kiến thức nền cơ bản nhất, kết hợp với việc học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa để hoàn thành nội dung các câu hỏi mà giáo viên đặt ra thuộc nội dung chủ đề.

Bên cạnh đó, để bảo đảm vẫn thực hiện được việc kiểm tra đánh giá học sinh, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, được biết đến kênh kết nối của trang thuvienhoclieu.vn, cô Sơn đã cố gắng nghiên cứu và khai tác tối đa các tiện ích của kênh này.

“Tôi đã tạo ra các link đề trắc nghiệm theo các dạng, chuyên đề, phần học từ file đề word cực kì hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Điều đặc biệt tiện ích của kênh là hệ thống tự động đảo với hơn 1000 mã đề khác nhau, nên tôi đã tận dụng tiện ích đó để triển khai tới HS của mình với các hình thức chuyển giao nhiệm vụ như sau:

Giáo viên bấm vào chia sẻ link và gửi link tới nhóm Zalo của lớp, học sinh chỉ cần bấm vào link và làm bài. Sau khi học sinh làm xong, hệ thống sẽ thống kê luôn kết quả bài làm của học sinh.

Lúc đầu, tôi cho học sinh làm ôn luyện và khuyến khích các em làm nhiều hơn một lần với khung thời gian rộng và thưởng điểm cho những học sinh tích cực.

Qua thời gian ôn luyện, tôi cho học sinh làm trong giới hạn thời gian bắt đầu và kết thúc. Khuyến khích học sinh có thể làm nhanh và làm lần 2,3 và lấy điểm cao nhất. Khi học sinh đã thực sự nắm chắc kiến thức rồi, tôi co gọn thời gian và chỉ lấy điểm lần làm đầu tiên.

Qua các lần làm như vậy, học sinh luôn hứng thú và cố gắng tự thi đua để đạt được điểm số cao nhất. Giáo viên tạo cơ hội cho học trò phát triển và tiến bộ. Học sinh đã hình thành thói quen khi cập nhật link bài và hoàn thành trong thời gian như kế hoạch giáo viên đưa ra. Học sinh tương tác qua zalo nhóm lớp hoặc zalo riêng” – cô Sơn chia sẻ.



Lên kế hoạch để có một buổi học trực tuyến hiệu quả nhất

Không dừng lại ở đó, vì thời gian nghỉ có thể vẫn tiếp tục kéo dài, cô Trần Thị Sơn tiếp tục nghiên cứu và băn khoăn khi chỉ đánh giá về bài tập trắc nghiệm mà chưa rèn được kĩ năng làm bài tự luận.

Mong muốn rèn thêm kĩ năng cho học trò, cô đã nghiên cứu lồng ghép video bài giảng, bài tập tự luận với bài tập trắc nghiệm trên kênh kết nối. Link có hướng dẫn các hoạt động học của học sinh một cách cụ thể, giúp học sinh nắm bắt nhiệm vụ một cách nhanh nhất được cô Sơn thực hiện như sau:

Hoạt động 1: Học sinh xem kĩ video bài giảng rồi trả lời các câu hỏi ra vở, chụp và nộp vào zalo riêng của giáo viên.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập trắc nghiệm theo thời gian quy định.

Sau khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đề ra, giáo viên tập hợp thống kê điểm bài làm của học sinh vào 1 file điểm (cập nhật từng bài theo thứ tự) theo các lớp và gửi ngay trên nhóm lớp để cha mẹ học sinh nắm bắt luôn được tình hình học tập của các con. Nếu học sinh nào chưa làm, có hoặc không có lý do đều được kết nối để tìm hiểu nguyên nhân, khó khăn để có giải pháp tháo gỡ và hỗ trợ kịp thời.

Đặc biệt, cô Sơn đã sử dụng ứng dụng Microsoft Team (một tập đoàn công nghệ toàn cầu) để tương tác trực tiếp với học sinh, giúp học trò của mình tháo gỡ những vướng mắc gặp phải trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức

Khi kết hợp các ứng dụng trực tuyến: Zalo, Youtube, thuvienhoclieu.vn, Microsoft Team, cô Sơn chia sẻ đã lên kế hoạch các hoạt động dạy học trong một buổi như sau:

Hoạt động 1: Giáo viên và học sinh vào lớp học trực tuyến. Giáo viên lưu ý học sinh văn hóa chào hỏi, nhắc nhở và kiểm tra việc chuẩn bị bài vở, điều kiện và góc học tập của học sinh qua camera.

Hoạt đông 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức cũ qua link thuvienhoclieu.vn gửi lên nhóm Zalo lớp (tích hợp video bài giảng kiến thức cũ, câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm). Bài tự luận làm ra vở chụp kết quả gửi vào zalo riêng của giáo viên. Bài tập trắc nghiệm làm trực tiếp trên link và nộp bài lên hệ thống.

Hoạt động 3: Học sinh tạm dời lớp học trực tuyến chủ động vào nhóm zalo lớp hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian quy định.

Trong khi học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên sẽ kiểm tra, hoặc hỗ trợ đột suất, hoặc tương tác điểm với một số học sinh. Giáo viên cập nhật kết quả tự luận qua Zalo học sinh nộp bài.

Hoạt động 4: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, học sinh quay trở lại lớp trực tuyến. Giáo viên phỏng vấn một số học sinh về kiến thức nội dung có trong video. Nhận xét về việc làm bài tự luận của một số học sinh. Sau đó mở thống kê bài tập trắc nghiệm ngay trên hệ thống để học sinh biết kết quả. Cập nhật luôn học sinh đã làm hoặc chưa làm. Nếu học sinh nào chưa làm thì tìm hiểu nguyên nhân giải quyết.

Hoạt động 5: Chuyển giao kiến thức mới (có thể video bài giảng hoặc giáo viên giảng trực tiếp bằng giáo án powerpoint xây dựng học sinh tương tác nhiều thông qua việc xem video, đọc tài liệu để hoàn thành nội dung trong các slide. Trong quá trình giảng bài cố gắng để học sinh có thể được tự chủ và hoạt động nhiều nhất trong cách chuyển giao nhiệm vụ của giáo viên).

Hoạt động 6: Sau khi hình thành kiến thức mới, có thể đánh giá học sinh qua bài làm tự luận, chụp nộp luôn để giáo viên cập nhật. Hoàn thành bài tập trắc ng hiệm tiếp theo về kiến thức mới. Học sinh chủ động hoạt động, đặt câu hỏi vướng mắc tới giáo viên.

Hoạt động 7: giáo viên nhận xét, củng cố và đánh giá tiết học. Tuyên dương và khích lệ tất cả học sinh.

Hoạt động 8: Giao nhiệm vụ ngoại khóa. Trong thời gian nghỉ, giáo viên vẫn triển khai được các hoạt động ngoại khóa cho học sinh bằng cách làm video hoặc Vilog về các hoạt động trong dịp nghỉ. Học sinh cũng rất hưởng ứng và có những sản phẩm thiết thực.

Hoạt động 9: Chào và hẹn gặp lại ở tiết học sau.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top