Công dụng của củ tỏi

Duy Ly

Lang thang mạng
#1
Gừng không chỉ thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình.
Dược tính và công dụng
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.
Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống.
Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
Một số cách sử dụng gừng để trị bệnh
Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ
- Gừng sống 20g.
- Gừng sống giã nát, bỏ vào 1 ly nước sôi hoặc trà nóng cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống,
- Uống lúc còn nóng ngay khi vừa về tới nhà.
Chữa ngoại cảm lạnh do lạnh
- Gừng sống 10g, hành lá 10g, tiêu sọ 10 hạt.
- Gạo tẻ 1 nắm nấu cháo, lúc sắp bắc xuống cho gừng sống (xác nhuyễn) hành lá (cắt ngắn) và tiêu sọ (đâm nát) vào quậy đều.
- Ăn cháo lúc còn nóng. Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi.
Chữa trúng hàn đi tả
(hoặc phong hàn gây tê thấp, ho suyễn, tay chân móp lạnh): Gừng khô tán nhỏ 5g, hòa với nước ấm hoặc nước cháo nóng mà uống.
Chữa nôn mửa khi đi tàu xe:
- Gừng sống cắt lát mỏng.
- Ngậm gừng sống nhấm nháp từng chút một, nuốt nước dần cho tới khi hết nôn.
Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng:
- Củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát.
- Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày.
Chữa buồn nôn trong thời kỳ có thai
- Gừng sống 20g, giã nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô.
- Bỏ gừng vào một ly nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.
Chữa trúng gió
(Tay chân tê, choáng váng, đột nhiên nói khó, liệt một bên): Gừng sống 40g, đồng tiện 80cc.
- Gừng sống giã nát, cho vào một ít nước sôi, vắt lấy nước, hòa với đồng tiện uống lúc đồng tiện còn ấm.
Cuối cùng, cũng nên nhắc lại một kinh nghiệm dân gian rất hữu ích và có thể xem như một biện pháp dưỡng sinh là ăn 1 - 2 lát gừng sống sau mỗi bữa ăn. Gừng sống vừa giúp kích thích tiêu hóa vừa làm mất đi những mùi thức ăn để lại trong miệng. Ngoài ra, tác dụng “hành khí” của gừng còn tác động tới sự lưu thông của khí huyết, ảnh hưởng tốt đến hệ tim mạch.
Chú ý: Gừng khô có tính nóng nên những người có thể tạng nhiệt hoặc đang có các chứng viêm nhiễm không nên dùng.
Theo Sức khỏe Và Đời sống
 

Bình luận bằng Facebook

Top