Con người càng già càng hạnh phúc

bu0n_c4_+)0j

Thành viên
#1
Thứ tư, 19/5/2010, 10:32 GMT+7

Những người ở tuổi ngũ tuần trở lên cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và cảm thấy bớt ưu phiền hơn so với khi họ ở độ tuổi đôi mươi.
Ảnh minh họa: moneywise.co.uk.
Livescience cho biết, hãng Gallup phỏng vấn hơn 340.000 người Mỹ qua điện thoại từ năm 2008 để tìm hiểu những nhân tố dẫn tới khác biệt trong cảm nhận của con người về cảm giác hạnh phúc.
Sau khi phân tích, các chuyên gia nhận thấy cảm nhận về hạnh phúc thay đổi theo tuổi tác. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Gallup tìm hiểu hạnh phúc ở hai khía cạnh: lâu dài và hàng ngày.
Những trạng thái cảm xúc tác động tới cảm giác hạnh phúc hàng ngày – như lo lắng, thích thú, căng thẳng, buồn, giận – đều thay đổi theo thời gian, nhưng theo những mô hình khác nhau. Chẳng hạn, căng thẳng và giận dữ giảm dần tuổi thiếu niên tới khi già. Nhưng sự lo lắng hầu như giữ nguyên cho tới tận tuổi 50. Mức độ buồn phiền tăng dần cho tới những năm đầu của độ tuổi tứ tuần và giảm khi con người bước vào những năm giữa của độ tuổi ngũ tuần.
Cảm giác hạnh phúc của nam giới và nữ giới thay đổi giống nhau theo thời gian, mặc dù phái đẹp có xu hướng hứng chịu mức độ căng thẳng, lo lắng và buồn phiền cao hơn. Tuy nhiên, mức độ hài lòng của nữ giới cũng ngang bằng với nam giới trong suốt cuộc đời. Trong 50 năm đầu tiên của cuộc đời đa số phái đẹp cảm thấy hạnh phúc hơn so với phái mày râu.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những cảm xúc liên quan tới mức độ hạnh phúc hàng ngày – đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực – biến đổi khác nhau khi tuổi tác của chúng ta tăng lên”, Arthur Stone, một thành viên trong nhóm nghiên cứu của Gallup, phát biểu. Stone là nhà tâm lý của Đại học Stony Brook, phát biểu.
Có nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích nguyên nhân khiến con người cảm thấy hài lòng với cuộc sống hơn. Chẳng hạn, một số nhà khoa học cho rằng người già kiểm soát cảm xúc tốt hơn người trẻ. Một giả thuyết khác nói khi tuổi tác con người tăng lên thì những ký ức tiêu cực của chúng ta giảm, nhờ đó mà chúng ta thấy hài lòng với cuộc sống hơn.
Ngoài ra, theo Stone, khi bước vào tuổi già con người không còn chú trọng tới những tham vọng hay thành quả nữa. Thay vào đó họ chỉ quan tâm tới việc làm thế nào để tận dụng tốt khoảng thời gian còn lại của cuộc đời.
Minh Long
 

Bình luận bằng Facebook

Top