Cách học Tiếng Anh thú vị của Sinh viên ĐH Lao động xã hội

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Sinh viên Trịnh Phương Dung.


Học tiếng Anh như lửa gần rơm…

Muốn làm bất cứ việc gì tốt cũng nên có một niềm yêu thích nhất định với công việc đó. Đối với những bạn ngại học Tiếng Anh vì khó tiếp thu hoặc không yêu thích thì cần xác định mục đích mình đến với Tiếng Anh là gì để đặt ra được mục tiêu và cách thức đạt mục tiêu đó.

Ví dụ: Học để xin việc, học để biết hoặc thậm chí học chỉ để thi. “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, nếu nghiêm túc dành thời gian để tìm hiểu thì lâu dần Tiếng Anh sẽ trở nên gắn bó và thân thuộc.

Thậm chí, để làm quen với Ngoại ngữ này, bất cứ những câu nói, những hình ảnh nhìn thấy khi đi đường cũng có thể liên hệ đến nghĩa của từ bằng tiếng Anh.

Học từ mới bằng điện thoại thông minh

Mỗi người có một phương pháp học từ mới khác nhau. Học từ mới theo một số sách như “600 từ mới cần thiết trong TOEIC” hoặc “Tiếng Anh theo chủ điểm”…cũng là một cách học hiệu quả.

Với mỗi chủ đề, có những từ đã biết rồi, có thể tìm từ đồng nghĩa với nó để học. Sau đó ghi chép từ mới vào sổ tay. Với mỗi chủ đề nên để trống thêm một khoảng giấy nếu sau này có thêm từ gì cùng chủ đề sẽ ghi vào cùng trang sẽ dễ hệ thống và tiện cho việc tra cứu khi cần thiết.

Hiện nay, nhiều sinh viên đã sử dụng điện thoại thông minh . Những từ mới vừa học đã ghi ra giấy nếu được chụp lại bằng điện thoại sẽ rất tiện ích mỗi khi mở điện thoại ra là một lần học từ mới.

Thực tế, có những từ mới học mà không được sử dụng nhiều sẽ rất dễ quên nên cứ 1 tuần cần dành ra một ngày không “nhét” thêm từ mới nữa mà đọc lại các chủ đề đã học rồi chọn ngẫu nhiên mỗi chủ đề một số từ để kiểm tra trí nhớ

Học nghe, nói bằng các bộ phim

Các sách đã được biên soạn sẵn phần bài tập với các dạng miêu tả tranh, nghe hội thoại và trả lời câu hỏi, nghe hội thoại và lựa chọn đáp án đúng, sai là những loại sách dễ học và tương đối trực quan và phù hợp với học nghe – nói.

Ngoài ra học nghe bằng cách nghe nhạc hoặc xem phim Tiếng Anh rồi hát theo lời hát hoặc nói theo lời thoại không có phụ đề là cách học hay và hiệu quả, không căng thẳng. Sau đó có thể bật phụ đề để kiểm tra mình nghe đúng chưa.

Với những từ nghe chưa đúng sẽ học lại từ đó và chú ý nghe lại cách phát âm của người bản xứ để đọc đúng. Mình phát âm càng chuẩn thì nghe càng đúng và càng dễ, không bị nhầm sang những từ có cách phát âm gần giống.

Trong quá trình nghe và nói theo bài hát hoặc đoạn phim giúp chúng ta học luôn được cách sử dụng văn nói của người bản ngữ một cách tự nhiên và giãn lược chứ không gò ép vào cấu trúc như dùng văn viết.

Sau khi học phát âm chuẩn một từ sẽ ghép từ để được một câu hoàn chỉnh và tập nói câu ấy thật trôi chảy, và tiếp tục ghép nhiều câu lại để tập luyện.

Đọc, viết theo chủ đề

Phần đọc nên luyện bằng cách làm nhiều bài tập .Từ bài tập nhỏ dạng trắc nghiệm với những cấu trúc ngữ pháp dễ nhận dạng để ôn tập lại kiến thức về các cấu trúc câu.

Phần đọc hiểu sẽ làm các bài tập như điền từ còn thiếu vào đoạn văn hoặc trả lời câu hỏi về đoạn văn. Muốn tốt phần đọc thì điều kiện tiên quyết là phải biết nhiều từ mới.

Sau mỗi lần học từ mới theo chủ đề, nên chọn chủ đề đó để viết một đoạn văn ngắn luôn, vừa có thêm cơ hội học lại từ mới vừa sử dụng vốn từ sẵn có của mình trong chủ đề đấy. Ví dụ hôm nay học từ mới về chủ đề “Quảng cáo” thì có thể viết một đoạn văn về “Tác dụng của một quảng cáo ấn tượng”.

Với mỗi bài viết cần tập đọc lại cho trôi chảy và sau đó dùng bằng ngôn ngữ nói để diễn đạt lại.

Ngoài giờ tự học ở nhà , có thể học thông qua việc tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh, giữ liên lạc với một vài người bạn nói Tiếng Anh và tìm kiếm cơ hội điều kiện làm việc trong một số dự án với người nước ngoài.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top