Bí quyết viết khóa luận tốt nghiệp

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Bạn Đoàn Thị Trang, thủ khoa tốt nghiệp năm 2013 Khoa luật, ĐHQGHN.

GD&TĐ - Sinh viên Đoàn Thị Trang - Thủ khoa tốt nghiệp năm 2013 khoa Luật, ĐHQG Hà Nội - cho rằng: Làm khóa luận tốt nghiệp được coi như một công trình khoa học, đánh dấu cả một quá trình học tập của mỗi sinh viên.


Chọn đề tài

Quan trọng nhất là phần chọn đề tài, đề tài chọn phải liên quan đến quá trình học, nội dung học, thông qua đề tài phải nói lên khả năng viết, phát huy được kiến thức đã học trong quãng thời gian học đại học.

Thông thường một đề tài hay sẽ gắn liền với kiến thức xã hội. Không nên chọn một đề tài đã quen thuộc mà hãy chọn một đề tài mới, có tính thời sự.

Sau khi chọn được đề tài ưng ý thì việc tiếp theo là tìm tài liệu, chọn lọc tài liệu có tính cơ sở, tốt nhất là giáo trình của các thầy cô có uy tín, có số liệu cụ thể, dẫn chứng xác thực gần với số năm mình học.

Có tính tương tác

Phải có sự tương tác giữa thầy cô nhận hướng dẫn và sinh viên làm khóa luận. Nên trao đổi trực tiếp với thầy cô hướng dẫn về đề tài mình đã chọn, lý do chọn đề tài, định hướng cách làm để nhận được sự giúp đỡ của thầy cô sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô trợ giúp rất nhiều cho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Làm xong chương nào thì gửi chương đó cho thầy cô hướng dẫn, không nên làm xong hết rồi gửi đi. Trong quá trình viết có vấn đề gì khó hiểu nên hỏi ngay thầy cô, cách viết, cách tìm tài liệu, phương hướng giải quyết vấn đề, tránh việc tự ý làm, bịa ra rồi phải viết lại tốn rất nhiều thời gian.

Cách thức trình bày

Khi bắt đầu viết khóa luận tốt nghiệp tốt nhất nên lập cho mình một dàn ý, lên đề cương cụ thể, lập sơ đồ tư duy để khái quát được những vấn đề mình cần lập luận. Nên tham khảo khóa luận của các anh chị khóa trước để rút ra kinh nghiệm, nếu đề tại tương tự thì nên củng cố thêm hay bác bỏ.

Đưa những lập luận của mình vào bài viết, tuy nhiên phải bảo vệ được lập luận đó, tránh việc đưa vào rồi để đó.

Khi trình bày một khóa luận tốt nghiệp, nên đưa những ý quan trọng nhất bằng những lập luận sắc bén nhất, không nên lòng vòng mà hãy vào thẳng vấn đề. Đặt tiêu đề cho từng phần không được trùng với đề tài nhưng phải bổ sung cho đề tài.

Đặc biệt lưu ý đến hình thức làm khóa luận như mục lục, cỡ chữ, kiểu chữ, cách dòng, căn lề, số trang. Tất nhiều bạn sinh viên không để ý đến vấn đề này gây khó chịu cho người chấm khóa luận.

Bảo bệ

Bước vào phần bảo vệ khóa luận, sinh viên nên chuẩn bị cho mình một tinh thần tốt, ăn uống, trang phục phù hợp.

Phải nắm rõ được nội dung mình viết là gì? Không nên cầm giấy khi bảo vệ để thể hiện được sự tự tin của mình đối với Hội đồng bảo vệ.

Khi trình bày, nên nhấn mạnh những ý quan trọng trong bài, giữ vững tinh thần và phân bố thời gian hợp lý. Nên cầm theo giấy bút để ghi lại câu hỏi khi gặp câu hỏi khó có thể xin phép trả lời sau, ấp úng là điều tối kị không nên để thời gian chết trôi qua trong quá trình bảo vệ.

Không nên "dài dòng văn tự", trả lời luôn vào nội dung chính, không mào đầu hay dài dòng vì thời gian ít dễ đi lạc câu hỏi.

“Làm khóa luận phải là tâm huyết và niềm đam mê, phải dành tình yêu cho nó thì khi bản biện sẽ thấy cực kì tâm đắc” - bạn Trang chia sẻ.


Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top