6 điều cần biết khi xử lý tai nạn giao thông

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2014, số lượng người thiệt mạng vì tai nạn giao thông ở nước ta đã lên tới con số 4.700 người, như vậy bình quân mỗi ngày có tới 26 người tử vong khi tham gia giao thông. Vấn nạn này không chỉ gây nhức nhối ở Việt Nam mà cả nhiều nước khác trên thế giới. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể là nạn nhân của tai nạn giao thông. Bạn đọc hãy cùng Benh.vn giúp ngăn chặn phần nào thiệt hại từ mối nguy hiểm này bằng cách trang bị cho mình kiến thức xử lý khi xảy ra tai nạn.

1. Cố gắng giữ bình tĩnh

Lời khuyên tưởng như đã quá quen thuộc nhưng luôn luôn đúng: Đừng hoảng sợ, hãy cố gắng giữ bình tĩnh! Hầu hết mọi người đều từng là nhân vật chính trong 1 vụ tai nạn và bất chấp việc bạn đang đi xe máy hay lái ô tô, điều đó không quan trọng, điều thực sự cần thiết là bạn an toàn. Nếu bạn là người đầu tiên phát hiện ra vụ tai nạn thì lúc đó bạn là yếu tố hành động quan trọng nhất. Khi bạn sợ hãi, hoảng loạn hoặc thậm chí tồi tệ hơn – cuồng loạn, bạn sẽ không thể nào hành động sau đó, không thể đưa ra quyết định. Thậm chí những nỗ lực giúp đỡ của bạn có thể dẫn đến kết quả ngược lại hoặc vô giá trị. Cho dù bạn phải chịu đựng khoảng thời gian khó khăn khi nhìn thấy máu hoặc người bị thương, chỉ cần bạn là người duy nhất ở đó, hãy nhớ rằng bạn có thể là người đang nằm trên đường và đang cần giúp đỡ.



Tuyệt đối không nên hoảng sợ, hãy cố gắng giữ bình tĩnh.

2. Đánh giá tình hình

Với những tai nạn xảy ra ở nơi có tầm nhìn hạn chế, một trong những điều đầu tiên phải làm là mang xe của bạn ra khỏi hiện trường. Sẽ thật tồi tệ nếu lại có thêm những phương tiện khác đâm vào chiếc xe tai nạn đang dừng giữa đường. Vì vậy, để bắt đầu, hãy thật gọn gàng và kéo chiếc xe lên. Hãy sẵn sàng để báo hiệu dòng xe đang đến giảm tốc độ.

Đánh giá tình hình hiện tại: xác định xem có bao nhiêu phương tiện tham gia vụ tai nạn và tìm kiếm các nạn nhân. Ngay cả khi chỉ có một chiếc xe máy duy nhất, bạn nên luôn luôn nhớ rằng chiếc xe này cũng có thể chở hai người, rất có thể một người ngồi đằng sau đó bị rơi ra khỏi chiếc xe và rơi vào góc khuất. Hãy nhớ đến bài học về sự sống, vị trí và điều kiện của tất cả các nạn nhân sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của họ. Họ có thể mất mạng nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp thời.

3. Cẩn thận với rò rỉ nguyên liệu, khói, lửa

Trong trường hợp tai nạn xe máy, ô tô, rất có khả năng sẽ bị rò rỉ nghiên liệu từ bình chứa hoặc dây dẫn. Sau tình huống va chạm bất ngờ, hệ thống điện của xe vẫn đang được kích hoạt và có thể sản sinh các tia lửa điện và đốt cháy nhiên liệu bị rò rỉ. Hãy chú ý đến nhiên liệu và các chất lỏng tương tự đổ trên đường và tắt tất cả các thiết bị đánh lửa nếu bạn có thể tiếp cận chúng. Tắt hệ thống điện có thể ngăn ngừa một vụ hỏa hoạn hoặc cháy nổ đến 99%. Cẩn thận khi thấy có dấu hiệu khói bốc lên từ xe.



Đừng trầm trọng hóa hay lo lắng cho những chiếc xe trong vụ tai nạn, bởi sự sống của con người có giá trị hơn nhiều.

4. Kiểm tra tình trạng các nạn nhân

Đừng trầm trọng hóa hay lo lắng cho những chiếc xe trong vụ tai nạn, bởi sự sống của con người có giá trị hơn nhiều. Vì vậy sau khi các nguồn điện đã được tắt và nguy cơ hỏa hoạn không gây ra mối đe dọa nào, đây là thời gian để tìm kiếm các nạn nhân.

Kiểm tra nhịp đập ở cổ tay nạn nhân, cố gắng nói chuyện với các nạn nhân và xem họ có phản ứng với kích thích thính giác hay không. Một số có thể chỉ bị thương nhẹ và ngất đi. Trong nhiều trường hợp, việc nói chuyện với họ có thể đánh thức họ. Trong trường hợp các nạn nhân còn sống, vẫn thở nhưng rơi vào trạng thái vô thức, rất có thể họ bị thương nặng và trừ khi bạn được đào tạo chuyên nghiệp về y khoa, sẽ tốt hơn nếu bạn giữ nguyên trạng thái của họ và chờ đội cứu nạn đến.

5. Không di chuyển nạn nhân

Nếu nạn nhân bất tỉnh, bạn nên để họ nằm yên cho đến khi nhân viên y tế đến. Bởi bạn không biết họ bị chấn thương như thế nào và việc di chuyển họ có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Đã có rất nhiều trường hợp, tình trạng của nạn nhân trở nên tồi tệ hơn sau khi di chuyển.

Tuy nhiên, trong trường hợp nguy hiểm nghiêm trọng như cháy, nổ mà không thể khắc phục được tại chỗ, lưu lượng giao thông lớn hoặc các nguy hiểm khác sắp xảy ra, dù không khuyến khích nhưng việc di chuyển nạn nhân là bắt buộc và phải được thực hiện vô cùng cẩn thận.



Nếu nạn nhân bất tỉnh, bạn nên để họ nằm yên cho đến khi nhân viên y tế đến.

6. Cầu cứu sự giúp đỡ

Nếu bạn không phải là người duy nhất xuất hiện trên đường, không nên ngần ngại nhờ người khác giúp đỡ khi họ đến hiện trường. Rất có thể bạn sẽ tìm được những người được đào tạo về y tế hoặc cấp cứu khẩn cấp.

Đồng thời bạn phải cố gắng giữ nguyên hiện trường. Tất cả các chi tiết đều có thể cung cấp thông tin quý giá cho cảnh sát điều tra. Sau khi đánh giá nhanh chóng càng nhiều những tình huống có thể, bạn nên gọi đội phản ứng khẩn cấp. Hãy giải thích tình hình một cách rõ ràng để họ có thể gửi chính xác các phương tiện cần thiết. Bình tĩnh cung cấp cho nhà chức trách các thông tin họ yêu cầu và mô tả những gì xảy ra trước khi bạn đến. Cố gắng đừng đưa ra bất cứ giả định nào nếu bạn không phải là nhân chứng cho vụ tai nạn.

Lời kết

Không có ngoại lệ nào cho tai nạn giao thông. Dù bạn là ai, ở độ tuổi nào, làm ngành nghề gì, sử dụng phương tiện giao thông gì và ở đâu cũng có thể xảy ra những giây phút bất ngờ không kịp xử lý, ngay cả khi bản thân bạn luôn luôn chấp hành các quy tắc về an toàn giao thông. Chính vì vậy, bản thân mỗi người phải luôn luôn tự ý thức được tầm quan trọng của việc hiểu rõ các phương pháp phản ứng trong những trường hợp nguy hiểm, cũng như giúp đỡ người khác nắm được những kiến thức này. Đây chính là cách tốt nhất để bạn bảo vệ tính mạng của mình và những người xung quanh.

Benh.vn

 

Bình luận bằng Facebook

Top