6 chiêu thức lấy lại tốc độ máy của bạn

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1

Sau nhiều tháng gồng gánh với một lô một lốc phần mềm mới mà chủ nhân cài đặt, sao chép nhạc MP3, tải tài liệu từ các website, laptop của bạn dường như đã quá tải và trở nên ì ạch hơn hồi bạn mới mua? 6 “chiêu” sau đây sẽ giúp bạn làm mới cho laptop của mình.


1. Gỡ bỏ phân mảnh ổ cứng (Defrag)
Trong tất cả các bộ phận trong máy tính xách tay thì ổ cứng (hard drive) là bị “lạm dụng” nhất. Ổ đĩa là một trong những yếu tố quyết định hiệu suất của máy tính. Để đạt được tốc độ tối ưu, bạn nên thường phải gỡ bỏ phân mảnh (defrag) ổ cứng.

Defrag có ý nghĩa đơn giản là từ bỏ lệnh phân mảnh đĩa (fragmentation)- là trạng thái khi các dữ liệu trong cùng một file không được lưu trong cùng một vị trí trong ổ đĩa mà phát tán trong rất nhiều vùng khác nhau.
Phân mảnh ổ đĩa tác động đến hiệu suất của laptop vì ổ cứng mất nhiều thời gian hơn để khôi phục lại các phân mảnh từ các vị trí khác nhau chứ không phải trên cùng một ổ thông suốt. Do đó, defrag sẽ khắc phục vấn đề này. Thao tác gỡ bỏ phân mảnh giúp giảm bớt sự phân chia rời rạc, tách rời ổ cứng để đầu đọc không mất thời gian khi khôi phục file.

Để defrag, bạn chọn My Computer hoặc Windows Explorer ---> click chuột phải lên một ổ đĩa-->chọn Properties ---> Tools. Tiếp đến bạn click vào nút Check Now để kiểm tra lỗi trên ổ đĩa và sửa. Sau đó, quay trở lại tab Tools và click Defragment Now.

Lưu ý: Defrag là quá trình diễn ra rất chậm và tốn nhiều tài nguyên. Do đó, hãy thực hiện công việc này vào cuối ngày làm việc để không làm gián đoạn các công việc.

2. Xóa các file tạm thời

Dù bất cứ khi nào, laptop của bạn cũng chứa vô vàn file, gồm các file Internet tạm thời, file cài đặt (setup) chương trình, mà bạn không cần đến. Tống khứ những tệp tin này có thể giúp bạn mở rộng thêm dung lượng cho ổ cứng và đồng thời cũng giúp tăng hiệu suất cho các ứng dụng đang được ghi trong một folder tạm thời.




Để xóa file tạm thời, click vào Start Menu ---> All Programs ---> Accessories ---> System Tools ---> Disk Cleanup. Từ đây, bạn có thể lựa chọn những file tạm thời nào cần xóa.

3. Dọn dẹp các ứng dụng chạy nền sau (background)

Có rất nhiều ứng dụng trong laptop hay là PC chạy trên nền sau, như là in một tài liệu hoặc tải xuống một tệp tin. Tường lửa và các ứng dụng diệt virus là những “thành phần” tiêu biểu nhất.

Mặc dù những ứng dụng này rất có ích và đôi khi còn rất quan trọng nhưng vẫn có nhiều chương trình được xem như là rất “xa xỉ”, chiếm nhiều thời gian thực hiện. Do đó, gỡ bỏ những ứng dụng không thật sự cần thiết có thể giúp bạn tăng hiệu suất cho laptop.




Các ứng dụng nền sau thường xuất hiện như một icon nhỏ nằm trên khay Windows System.

Để xóa những chương trình không dùng đến, mở System Configuration Utility trong Windows XP bằng cách gõ Windows + R trong Run. Khi hộp thoại xuất hiện, bạn nhập “msconfig” để mở System Configuration Utility. Lựa chọn tab Startup và gỡ chọn các chương trình mà bạn không thích chạy trong khi máy khởi động.

Trong Windows 98, bạn mở Start menu --->Programs ---> Accessories ---> System Tools và truy xuất System Information. Sau đó chọn Tools ---> System Configuration Utility. Từ đây, bạn mở phần Startup và bỏ chọn những chương trình mà bạn không thích chạy trong khi khởi động máy.

4. Sử dụng các trình điều khiển và bản vá lỗi mới nhất

Hãy tạo cho mình một thói quen nâng cấp các trình điều khiển mới nhất cho phần cứng và update các bản bít lỗi cho hệ thống. Mặc dù chúng không giúp tăng hiệu suất cho laptop nhiều nhưng chạy các trình điều khiển và bản vá ít nhất cũng bảo vệ máy tính xách tay khỏi những lỗi hoạt động và các lỗi an ninh. Nên thường xuyên truy cập các website chuyên cung cấp những phần mềm này để nâng cấp định kỳ.




Để update Windows định kỳ, sử dụng tính năng Windows Automatic Update. Chương trình này sẽ giúp bạn tự động và tùy biến tần suất kiểm tra các bản vá lỗi Windows. Hãy chọn Start Menu ---> Settings ---> Control Panels. Click vào System và chọn Automatic Updates.

5. Chọn các cài đặt quản lý tài nguyên hợp lý

Các tính năng tiết kiệm điện, như xoay ổ cứng, chạy laptop ở chê độ ngủ đông (hibernation), được thiết kế để giúp kéo dài tuổi thọ pin cho máy. Nhưng nếu quá lạm dụng, như cài đặt ổ cứng xoay đến 3 phút mỗi khi máy ngừng hoạt động, thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành của máy tính.




Chọn Start ---> Settings ---> Control Panel ---> Power Options để cài đặt từng cấp độ tiết kiệm điện sao cho hợp lý.

Hãy nhớ rằng các thiết bị, như ổ cứng ngoài, CD-ROM, modem không dây và các thiết bị ngoại vi khác sẽ ngốn nhiều điện năng của laptop qua các cổng USB và khe cắm PC Card. Hãy tháo chúng ra khỏi laptop khi không sử dụng đến.

6. Tắt các hình hoạt flash

Tắt các hiệu ứng hình ảnh, như ảnh động Windows, tạo bóng font chữ, sửa trơn thanh cuộn, và các chức năng khác nữa sẽ giúp tăng hiệu suất cho laptop. Tất nhiên, tắt những ứng dụng hình ảnh này sẽ khiến giao diện Windows trở nên xấu xí hơn một tý.




Hãy click Start ---> Control Panel ---> System ---> Advanced. Sau đó chọn Performance Settings rồi nhắp chuột vào các hiệu ứng hình ảnh (Visual Effects) mà bạn muốn tắt.

Mình up cái này lên là cho những ai chưa bik còn ai bik rồi thì cũng đừng có spam um sùm nha
tại do mình còn gà lắm cũng chẳng am hiểu nhiều về máy tính lắm có j ae chỉ giúp cảm ơn nhiều
 

Bình luận bằng Facebook

Top