“Bật mí” kỹ năng làm bài thi môn Toán để chiếm được cảm tình của giám khảo

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Cô Tâm đã có những gợi ý về phương pháp ôn tập, kỹ năng làm bài thi nhằm giúp các em chiếm được cảm tình của giám khảo để đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.

Với môn Toán, theo cô thời điểm này, các em nên có kế hoạch ôn tập như thế nào cho hợp lý?


Các em nên tham khảo đề thi của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 và đề thi thử của các trường năm nay, từ đó hình dung về phạm vi kiến thức cần phải ôn tập và rèn kỹ năng trình bày một bài thi hoàn chỉnh.

- Vào thời điểm này, các em nên ôn tập có trọng tâm, trọng điểm và chú ý phần kiến thức mà mình còn hổng nhiều nhất.
Các em nên tập trung vào kiến thức cơ bản của lớp 12, làm bài tập cơ bản nhất như trong sách giáo khoa.

Trên lớp tập trung nghe giảng, ghi chép đầy đủ các bài mẫu của giáo viên. Sau đó, về nhà thực hành lại ngay những kiến thức, bài tập mẫu đó.

Khi làm bài cố gắng hình dung cách làm, sau đó mới bắt tay vào làm. Khi xong bài mới nên xem lại bài ở trên lớp để kiểm tra cách làm có đúng không.

Khi đến lớp nên trao đổi với các bạn khác về kết quả, cách làm, nếu thấy khác hoặc sai thì rút kinh nghiệm và nên trình bày lại cho đúng. Còn nếu đúng rồi thì nên ghi nhớ cách làm và áp dụng cho những bài tập tương tự.

Để đạt điểm cao môn Toán, theo cô các em cần nắm chắc những nội dung kiến thức gì?

- Với học sinh học yếu, các em nên cố gắng ôn tập kĩ phần khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số của ba hàm số cơ bản đó là: Hàm bậc ba, hàm bậc bốn trùng phương, hàm phân thức bậc nhất trên bậc nhất; và ôn số phức.

Còn dĩ nhiên ôn được càng nhiều càng tốt. Nhưng đây là hai phần cơ bản, không phức tạp và dễ "ăn điểm" nhất. Nếu làm tốt phần này thì những em có học lực yếu sẽ tránh được điểm liệt.

Tuy nhiên, theo tôi với môn Toán, các em nên học thật chắc những nội dung kiến thức cơ bản - phần mà dễ đạt điểm nhất đó là: Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, câu hỏi phụ của khảo sát hàm số, tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất của hàm số trên một đoạn, tích phân, phương trình và bất phương trình mũ, logarit, thể tích khối đa diện (thường là khối chóp và khối lăng trụ) và khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau, số phức; phương pháp tọa độ trong không gian; lượng giác (phương trình lượng giác, công thức lượng giác, tính giá trị lượng giác), Xác suất hoặc nhị thức Niu tơn.

Để đạt được điểm cao hơn thì các em nên ôn chắc phần phương pháp tọa độ trong mặt phẳng, phương trình, bất phương trình và hệ phương trình đại số. Chứng minh bất đẳng thức và ứng dụng hàm số để tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất của hàm số.


Cô Tâm luôn được các em học sinh yêu quý và coi như người mẹ thứ hai của mình

Cô có thể chia sẻ một số kỹ năng khi làm bài thi môn Toán?


Các em hãy nghĩ là làm cho người không biết gì về Toán đọc cũng có thể hiểu được. Làm bài không cần theo thứ tự các câu, cứ câu nào dễ làm trước và khi làm nên viết câu "làm bài..." ra cho giám khảo nhìn thấy.

- Trước tiên các em nên đọc kĩ từng câu, từng chữ của đề bài. Khi làm bài thì nên viết một màu mực và nên chuẩn bị ít nhất hai chiếc bút cùng màu. Lưu ý chỉ duy nhất đường tròn được vẽ bút chì, còn tất cả đều dùng bút bi hoặc bút mực cùng màu.
Ngoài ra các em nên chuẩn bị máy tính cầm tay được phép mang vào phòng thi, thước kẻ, compa.

Khi vào phòng thi, nên đọc lướt qua đề bài một lượt, viết ra nháp xem câu nào chắc chắn làm được thì làm luôn, câu nào khó để sau.

Các em lưu ý: Nháp không cần ra đến kết quả cuối cùng vì sẽ mất thời gian, nên làm luôn vào bài, sau cuối giờ kiểm tra lại bài sau. Câu nào chắc chắn làm được thì nên làm cho cẩn thận, càng chi tiết, cụ thể càng tốt.

Sau mỗi câu nên kết luận kết quả sẽ gây cảm tình cho người chấm. Làm bài thi cần cẩn thận trong những chi tiết nhỏ, ví dụ trục tọa độ, điền bảng biến thiên, điều kiện của biến, gọi dữ kiện chưa có của đề bài...

Cuối cùng chúc các em ôn tập thật tốt để đạt được kết quả cao nhất!

Xin cảm ơn cô!
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top